Mô tả sơ lược về bệnh
Đau bụng kinh là tình trạng đau nhói hoặc co thắt ở bụng dưới. Nhiều phụ nữ bị đau bụng kinh trước và trong thời kỳ kinh nguyệt.
Đối với một số người, cơn đau bụng kinh chỉ làm họ hơi khó chịu. Tuy nhiên với nhiều người khác, cơn đau có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày trong một vài ngày mỗi tháng.
Các tình trạng như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung có thể gây ra đau bụng kinh.
Triệu chứng chính
Các triệu chứng của Đau bụng kinh bao gồm:
- Có thể đau nhói hoặc co thắt ở vùng bụng dưới dữ dội
- Cơn đau bắt đầu từ 1 đến 3 ngày trước kỳ kinh của bạn, đỉnh điểm vào ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt và giảm dần sau 2 đến 3 ngày
- Đau âm ỉ, liên tục
- Đau lan tỏa đến thắt lưng và đùi
- Buồn nôn
- Phân lỏng
- Đau đầu
- Chóng mặt
Nguyên nhân gây bệnh
Trong thời kỳ kinh nguyệt, tử cung co lại, giúp thải ra chất đệm lót tử cung. Các chất kích thích tố (prostaglandins) liên quan đến đau và viêm gây ra các cơn co thắt cơ tử cung. Nồng độ prostagladins cao hơn có thể làm trầm trọng hơn cơn đau bụng kinh.
Đau bụng kinh có thể do các yếu tố:
- Lạc nội mạc tử cung.
- U xơ tử cung.
- Xơ gan.
- Bệnh viêm vùng chậu.
- Hẹp cổ tử cung.
Các yếu tố nguy cơ
Có nguy cơ bị đau bụng kinh nếu:
- Dưới 30 tuổi
- Dậy thì sớm, từ 11 tuổi hoặc sớm hơn
- Ra máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt (rong kinh)
- Kinh nguyệt không đều (chứng chảy máu tử cung)
- Tiền sử gia đình bị chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt (đau bụng kinh)
- Hút thuốc
Biến chứng
Đau bụng kinh không gây ra các biến chứng khác, nhưng có thể ảnh hưởng đến việc học tập, công việc và các hoạt động xã hội.
Một số yếu tố liên quan đến đau bụng kinh có thể có biến chứng. Ví dụ, lạc nội mạc tử cung có thể gây ra vấn đề sinh sản. Bệnh viêm vùng chậu có thể làm sẹo ống dẫn trứng, làm tăng nguy cơ trứng được thụ tinh bên ngoài tử cung (thai ngoài tử cung).
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu đau bụng kinh làm gián đoạn cuộc sống, các triệu chứng dần xấu đi hoặc bắt đầu bị đau bụng kinh nghiêm trọng sau 25 tuổi, hãy đi khám bác sĩ.